Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

LEO DỐC SAU MÙA XUÂN

LEO DỐC SAU MÙA XUÂN

sau tất thảy niềm vui
sau tất thảy nỗi buồn
tôi trở lại con đường
leo dốc

Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2016

ĐỌC “ PHIÊN KHÚC SANG MÙA”

ĐỌC “ PHIÊN KHÚC SANG MÙA”

( Phiên khúc sang mùa, tập thơ của Mai Hữu Phước, Nxb Văn Học 2012)

Phiên khúc sang mùa là tập thơ đa cảm, đa sắc về tình yêu lứa đôi. Có cảm giác, nỗi rung động miên man vô bờ bến của tác giả dường như ở một tầng cao, tính lãng mạn đầy ắp, rất xa cuộc sống hiện đại phức tạp, nhộn nhịp và đầy bất trắc. Chính vậy mà

Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016

MÙA XUÂN TRÊN ĐỈNH BÌNH YÊN

bài này vừa mới đăng trên báo quảng nam, mời anh em đọc cho vui, nhất là các anh mê gái, nhưng cánh mày râu ai lại chẳng...
Tạp bút
Mùa xuân trên đỉnh bình yên
Lấy tên một bản nhạc của nhạc sĩ tài hoa Từ Công Phụng để đề dẫn bài viết này là tôi muốn bạn đọc cùng tôi chậm bước vào chốn thiên thai của mùa xuân trời đất, lứa đôi và kỷ niệm. Bởi rằng mùa xuân bao giờ cũng khai hoa để dòng người tấp nập quay về cố hương, về với điền dã, về với bóng dáng mẹ hiền quanh quất nẻo mộ bia. Nghĩa là về với “cái đẹp cứu rỗi thế giới”.

Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2016

ĐỌC THƠ PHẢI DANG HÁNG

Đọc thơ phải dang háng


Vì lúc ấy anh đang say
Ngôn ngữ phù thủy
Ngôn ngữ diệu vợi
Ngôn ngữ mẹ anh đã trút vào tâm hồn cỏ non

Thứ Hai, 15 tháng 2, 2016

QUÊ HƯƠNG BÊN NGOÀI TÊN GỌI

Quê Hương Bên Ngoài Tên Gọi
                                        

Dào dạt trong tôi dòng chảy quê hương
Dưa cà xanh biếc tháng hai tiếng chim chìa vôi giọt giọt giữa trưa hè
Tiếng nói thô mộc của cha tôi với trâu bò đất đai và chén rượu

Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2016

HOA BAY GIỮA TRỜI

          Công việc tất bật, nặng nề không cho con người ta có dịp ngẩng đầu lên nhìn hoa bay giữa trời. Với lại, hoa bay giưã trời có can cớ gì để người ta tơ tưởng lâm ly ? Cái buồn thảm hoa bay, nỗi sầu lao lung lẻ tẻ giữa trời chỉ dành cho "bọn khố rách thơ ca" nhì nhằng quên, nhớ ? Với lại, một giờ của công việc thì biết bao là riêng tư khấp khởi. Một giờ sau đó là tiền trao cháo múc.

Thứ Năm, 11 tháng 2, 2016

LÊN FACEBOOK


Dường có điều không thực, mơ hồ
Trong cuộc sống chúng ta
Cả cái chết

Thứ Tư, 10 tháng 2, 2016

ĐÊM QUA ĐÈO KHÁNH VĨNH

Mộc Nhân Lê Đức Thịnh
* Đèo Khánh Vĩnh (Khánh Lê) là con đèo dài nhất Việt Nam từ Nha Trang đi Đà Lạt – nối liền phố hoa và phố biển. Đây đúng là một con đường đèo đầy chất thơ và nhiều cảm xúc. Đèo ở cao trình khoảng 1.700m nối từ đỉnh núi Bi Đoup-  huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng đến tỉnh lộ 652 tại huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa. Đèo Khánh Vĩnh là một bảo tàng thiên nhiên vĩ đại về cảnh quan, đất đá, và đa dạng sinh học. Thiên nhiên kỳ thú và con người nhân hậu, cảm giác hứng thú và sợ hãi khi đi trên con đèo hiểm trở ẩn hiện trong mây, những khao khát được trải nghiệm, được hiểu biết, …đã tạo ra sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách khi đi qua con đèo này.

Băng cung đường dài
lại tiếp một con đèo hiểm trở
Khánh Vĩnh
hoang sơ rừng già
mờ mịt xuyên đêm
vướng những ánh nhìn.
dường như nửa khuya
có dã quì nhô thảm lá.

Thứ Ba, 9 tháng 2, 2016

ĐỌC GIỮA LÒNG SÔNG CHẢY

 (Nhân đọc ĐỌC GIỮA LÒNG  SÔNG  CHẢY
tập thơ Giữa lòng sông chảy  của Ngô Phú Thiện, NXB Thanh Niên 2010)



Loáng thoáng tôi gặp Ngô Phú Thiện vài lần trong các cuộc họp của Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Nam; chưa có dịp trò chuyện, hàn huyên với anh nhiều; chỉ đọc rải rác đôi ba bài của anh trên các tạp chí Đất Quảng và báo Quảng Nam; nên khi nhận được tập thơ Giữa lòng sông chảy  anh tặng, để “ nhận diện” ra một người anh cùng “nghề” và “nghiệp”, một “ gương mặt mới” của xứ Quảng, tôi liền một mạch đọc Giữa lòng sông chảy

Thứ Hai, 8 tháng 2, 2016

BÀI THƠ LẺO MÉP KHỐC LIỆT

Khi anh chết
Hãy đắp lên gương mặt anh vài đóa hoa
Còn thơ
Vứt vào sọt rác

HMT

Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2016

NGÓN TAY CHỈ TRĂNG


Sự ước định của chúng ta về cuộc sống
Ngón tay trên bàn tay
Hao gầy theo nấc thang

HOA XƯƠNG RỒNG THÁNG NĂM


Chót vót trời cao cái nắng tháng năm đổ xuống chảo nước nóng
Trong hồ cạn nước bầy cá ôm nhau thở những hơi cuối cùng
Mùi bùn nồng nặc hâm hấp tử khí
Tôi rụt cổ vào căn nhà vách đá đọc vài trang báo nhảm nhí cô đơn

Cả gió với những đôi tay dài ngoẳng đôi cánh to bè
Thổi bốc ném tung tóe cát bụi vào khu vườn mẹ tôi
Khu vườn vẫn duỗi mình thiêm thiếp
Đâu còn gì mà mong mùa ổi thơm những quả chín vàng tươi

Thứ Bảy, 6 tháng 2, 2016

GIẤC MƠ HÌNH BẦU TRỜI


Những người thân không cho tôi một chút tình yêu
Họ lo cho số phận
Bát gạo đồng tiền và danh vọng
+
Hàng ngày tôi bưng bát cơm ăn ngấu nghiến
Nước mắt cô đơn tủi nhục
Tôi học những con chữ khô như miếng giẻ rách
Vài trò móc túi
+

Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2016

QUÊ HƯƠNG MÀU ĐẤT


(Đọc Vọng Nguồn, Thơ Đinh Huyền, NXB Đà Nẵng 2015)

Nếu chiết tự rồi suy diễn rộng ra, thì Vọng Nguồn là tiếng vọng non nước núi rừng, tiếng vọng nguồn cội bản lai, tiếng vọng của cố hương qui khứ, tiếng vọng  tuổi thơ của “ Hoàng tử bé”,  tiếng vọng của bờ lá, bờ gò, bờ bụi, của lưu thủy đơn côi hoặc trùng phùng, của trùng trùng duyên khởi tự tâm tính- tức là tiếng nói của tâm hồn nhuần nhụy với đất đai cố quận. Ấy là chúng tôi đã mang gươm đao mà múa lên trên sàn hội. Nhưng đôi khi nó là vậy, bởi thơ ca bí ẩn lạ thường mới mời mọc độc giả. “ Ôi cánh đồng bất tận của tôi/ hãy trải nghiệm bình minh lên từ nắng từ gió/ từ hoàng hôn rêu màu hoang tịch/  trổ giấc mơ bay qua ngọn đồi/ nẻo đường đi về còn có

Thứ Năm, 4 tháng 2, 2016

ĐỌC NẮM NÍU

           Bài viết của Huỳnh Minh Tâm
GV trường THPT Huỳnh Ngọc Huệ, Đại Lộc, Quảng Nam.
ĐT 0510 3865898

(nhân đọc tập thơ nắm níu của Nguyễn Đức Dũng, nxb Thanh Niên 2010)

Ở tập thơ đầu tay “Đốt giấy cho sông” đã rất chi là trầm phù hư ảo ngữ nghĩa, thế rồi tập “ nắm níu’ vừa ra mắt độc giả cuối năm 2010, thật lòng Nhà thơ Nguyễn Đức Dũng đã làm cho tôi “hụt hơi” tra từ điển, và “ nắm níu” không hề thấy. Chỉ  thấy “ nắm” là giữ chặt... và “ níu” là nắm lấy, giữ chặt...Tôi nghĩ : “ tên” này chơi kiểu gì đây ? Không gì hơn, đọc tập thơ để tìm ngữ nghĩa

                   “ Anh mang cho em đôi bàn tay vẹn nguyên
                             mười ngón vụng về mở ngửa
                   mang cho em cuộc đời anh thấm đẫm gió và sương
                   về gội lại mái xưa bềnh bồng bờ vai giờ thưa

Thứ Tư, 3 tháng 2, 2016

ĐỌC KÝ NHẬN GIAO MÙA

bài này đã đăng trên tạp chí non nước, cũng đã lâu, lưu vào đây như một kỷ niệm
ĐỌC KÝ NHẬN GIAO MÙA


( Nhân đọc tập thơ ký nhận giao mùa  của La Trung, NXB Văn học, 2010)
Gặp gỡ La Trung vài lần, trò chuyện buâng quơ không ra chuyện, bởi tào lao tùng phèo, nhưng qua đấy tôi có cảm nhận tính tình La Trung bỗ bã, mộc mạc, hơi “ồn”. Rồi đọc tập thơ ký nhận giao mùa của anh, và thật sự ngạc nhiên hớn hở, bởi thơ anh kiệm lời, kín đáo, đôi chỗ tinh tế đến xao xuyến, ngỡ ngàng.

                   Gió tàn đông ngõ lời giã biệt
                   Cành biếc xôn xao
                   Vo ve ngôn ngữ bướm ong
                   Sợ mất hương trinh hoa vàng gọi nắng xuân về dâng hiến
                   Nhện cố giăng trận đồ bát quái

Thứ Ba, 2 tháng 2, 2016

ĐỌC VĨ THANH HOA

Bài viết của Huỳnh Minh Tâm
GV trường THPT Huỳnh Ngọc Huệ, Đại Lộc, Quảng Nam
ĐT 0510 3865898
tamdailoc@gmail.com 
(Nhân đọc tập tản văn Vĩ thanh hoa của Phan Chín, nxb Thanh niên 2010)
                                                Bài viết đã lâu, như một kỉ niệm


Tiếp nhận, xem xét, đánh giá một tác phẩm văn xuôi, một tản văn như "Vĩ thanh hoa"  của nhà văn Phan Chín, theo thiển ý của tôi, như đón nhận một con người với mênh mông những tư duy phức tạp và sinh động, đầy đủ các cung bậc vui buồn, hờn giận, sâu sắc các sắc thái tình cảm lay lắc, đa đoan. Cho dẫu những tản văn của Nhà văn Phan Chín không dài, việc khai triển các ý tưởng cũng không quanh co, rắc rối cho lắm, chỉ rặt là cái tôi khao khát cái đẹp và hướng thiện bị dằn co dằn vặt trước những hiện thực của đời sống tốt có, xấu có, kỷ niệm đẹp bị đánh mất trước dòng chảy thời gian như muối xát...Những câu chuyện ấy có lẽ ai cũng biết, cũng đã từng trải, cũng giáp mặt hằng ngày, cũng đã có những xúc cảm này nọ tương tự..., nhưng viết ra bằng thứ ngôn ngữ óng mượt, dịu dàng, cách dẫn dắt câu chuyện tinh tế , và đượm màu sắc “duy tình” như thế hẳn một sức sáng tạo đáng nể, và văn phải có tay nghề vậy.

Thứ Hai, 1 tháng 2, 2016

THƠ NGUYỄN HÀN CHUNG THỜI GIAN GẦN ĐÂY


Các nhà văn Lê Trâm, Tiêu Đình, Nguyễn Mậu Hùng Kiệt, các nhà thơ Phan Chín, Nguyễn Hải Triều, Đỗ Thượng Thế ở Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Nam có dịp bảo, nhà thơ Nguyễn Hàn Chung kể từ ngày ly quê, đặc biệt những bài thơ anh viết thời gian gần đây có gì đó ‘lạ” lắm, ai đó trong chúng ta “thử mổ xẻ” xem sao ? Xét mình cũng đa đoan, tò mò tọc mạch, có nhận được một số bài thơ anh gửi tặng, nên tôi cũng muốn “thử bút”, “ thử bình”, “thử vạch” ra một vài điều gì đó trong thơ Nguyễn Hàn Chung, như một lời cảm tạ cho những ngày cùng nhau bên “ chén rượu bình trà”.