Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2016

MÀU RÊU LỤC BÁT- THÂN PHẬN VÀ TÌNH YÊU

MÀU RÊU LỤC BÁT- THÂN PHẬN VÀ TÌNH YÊU

( Đọc tập thơ  Màu rêu lục bát  của nguyễn Tấn Sĩ, NXB Đà Nẵng 2011)

Màu rêu lục bát phải chăng là giai điệu rêu phong cổ kính của tâm hồn, và tâm hồn hướng về cái đẹp cũ kỹ mê ly, về những con đường cũ xưa, những con đường tình nhân đa mang dần phôi pha theo thời gian nghiệt ngã ? Thì tôi suy tưởng mông lung như vậy, bởi tôi đọc những câu thơ mà Nguyễn Tấn Sĩ đã dẫn dụ bạn đọc, như : “ đã xanh rêu những phố phường/ nghe mùa hạ chết vô thường hơi thu/ là em làm cuộc sa mù/ anh ngồi nhặt xác phù du dỡ buồn/ chi còn lại những hồi chuông/ ám quanh câu chú trần truồng thành thơ/màu rêu lục bát nguyên sơ/ mỗi đêm nguyệt rụng là phờ phạc thu”( Màu rêu lục bát). “màu rêu lục bát phù vân/ dắt thơ qua cõi dương trần để rơi”( Ai đưa lục bát).

Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

BÊN CẦU BIÊN GIỚI-NỖI BUỒN NHỚ QUÊ NHÀ MỘNG TƯỞNG

BÊN CẦU BIÊN GIỚI-NỖI BUỒN NHỚ QUÊ NHÀ MỘNG TƯỞNG

Dường như tôi đã có một lần, một đôi lần và chợt nhớ rất nhiều lần đứng ngổn ngang ở cái bến bờ sầu đau biên giới. Vì sao, không hề biết. Vì đâu, không hề hay. Ở nơi hun hút cô đơn, êm đềm nắng gió, chót vót đỉnh đèo tâm hồn trống trải, vô lối; ở cái điểm trong suốt trong veo ấy, cái không gian mênh mông miên man ấy, cái cảnh đìu hiu mông quạnh kỳ ảo ấy, chợt ngẩn ngơ biết ra rằng, tôi vẫn còn một quê nhà mộng tưởng yêu dấu, một quê xứ ngoảnh lại nghìn trùng, một quê hương rụng rơi đôi ba nốt nhạc. “ Ngừng đây soi bóng bên giòng nước lũ/ cầu cao nghiêng dốc bên giòng sông sâu/ sầu vương theo sóng xuôi về cuối trời/ một vùng đau thương chốn làng cũ quê xưa” ( Phạm Duy). Rồi tôi chợt nhớ những câu thơ đậm chất đường thi ; “ sóng gợn Tràng Giang buồn điệp điệp/ 

CỪU VÀ CHÓ SÓI

Lê Đức Thịnh



Trong câu chuyện ngày xưa  
có cừu và chó sói
cừu ù lì mệt mỏi
thật bất tiện cho mình
nhưng hiền lành thông minh
đứng dưới trời mưa tuyết

Thứ Ba, 26 tháng 1, 2016

LƯỠNG VỌNG

Huỳnh Minh Tâm
“ Hãy nên siêu việt nội ngoại. Khi một người có thể siêu việt cả hai, thì tâm trở nên trong suốt và tĩnh lặng”. Tôi đã đọc nhiều lần điều này. Tôi nghĩ rằng tôi đã siêu việt cả hai, và tâm tôi tĩnh lặng. Và tôi chợt ngớ ngẩn ra. 
“ Chiều bên lá lung lay vàng cửa khép
Bóng trời sa trùm phủ tiếng em cười
Vườn cỏ lạnh hoa buồn không nói xiết
Bước chân dừng nghe rã lệ hai nơi”
( Giòng sông- Bùi Giáng)
Cả hai quên mất. Quên trong và ngoài. Quên sống và chết. Quên nhục và vinh. Quên được và mất. Quên lợi và hại. Quên tất tất mà sao không quên được ngày tháng hư hao, không quên được chữ nghĩa buông tuồng, không quên được mắt nai hốc đá ?
“ Chém cha cái số hoa đào
Gỡ ra rồi lại buột vào như chơi
Biết thân chạy chẳng khỏi trời
Cũng liều mặt phấn, cho rồi ngày xanh”
(Truyện Kiều- Nguyễn Du)

BÀI THƠ CUỘC SỐNG

Huỳnh Minh Tâm

Trong quá khứ lâu xa những ngọn gió cho tôi sức mạnh ba tháng đông dài
Tổ tiên cho tôi vòng nguyệt quế cuộc sống giản dị và giọng nói đất đai quê nhà không bị bóp méo
Dòng sông quê ngoại tắm gội tuổi thơ cho tôi vẻ dịu dàng bình yên tổ chim treo đầu ngọn tre nhánh ổi
Ánh nắng tháng ba mở tâm hồn tôi giấc mơ hoa hồng cuộc sống và sự chết.